samedi 28 juillet 2012

BIÊN NIÊN SỰ KIỆN K16 KHOA PHÁP (1982-1987)

Khoá 16 (K16), Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội nhập trường chính thức ngày 18 tháng 10 năm 1982, với 28 sinh viên cả nội và ngoại trú.
Năm học thứ nhất (1982-1983)
K16 được phân chia thành hai lớp. Lớp 1A do thầy Bùi Ngọc Oánh chủ nhiệm, gồm 9 sinh viên từ Trường Phổ thông Chuyên ngoại ngữ Hà Nội lên và 3 sinh viên đã có ít nhất 3 năm học tiếng Pháp đến từ các tỉnh thành khác. Lớp 1B do cô Phan Diễm Tuyết chủ nhiệm, hầu hết sinh viên lớp 1B đến từ các trường phổ thông ở Hà Nội và các tỉnh thành khác, chỉ học 3 năm không chuyên, và một số người chưa hề biết tiếng Pháp chuyển từ khoa khác sang.
Năm thứ nhất, K16 học các môn tiếng Pháp gồm nóiviết, đất nước học, thể dục, ngôn ngữ, nhạc ở toà nhà B4[1]. Mỗi tuần có 2 tiết học chuyên gia, năm học này, K16 được bà Claudine Baraffe luyện nghe, nói và có 4 tiết thực hành tiếng, chia hai lần trong tuần do thầy Oánh và cô Tuyết hướng dẫn trên phòng thực hành. Thầy và trò đều gọi tắt là phòng La-bô (Laboratoire). Phòng La-bô được trang bị chuyên biệt để học ngoại ngữ. Mỗi người sử dụng một ca-bin, có cáp đeo tai để nghe, mi-crô để vấn đáp. Phòng này bố trí trên tầng hai, thuộc khu hiệu bộ, sát với cổng trường.
Có lẽ lúc bấy giờ điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên nhà trường ghép K16 khoa tiếng Pháp học chung với K16 khoa tiếng Anh các môn lịch sử đảng, quân sự, lúc học ở hội trường Câu lạc bộ sinh viên, lúc học ở hội trường UNICEF, hoặc các buổi tập quân sự được thực hiện ngoài trời, khu trước nhà ăn tập thể, sân B4, và lối cổng từ đường 32 vào trường.
Năm học thứ hai (1983-1984)
Kết thúc năm thứ nhất, hai người lưu ban xuống K17 và đón thêm một người lưu ban từ K15. Như vậy tổng số sinh viên năm thứ hai là 27 người. Có sự sắp xếp và hoán đổi một số người từ lớp A sang lớp B và ngược lại. Lớp 2A có 14 người, do cô Nguyễn Thị Phương chủ nhiệm. Lớp 2B có 13 người, do cô Phan Diễm Tuyết chủ nhiệm.
Năm thứ hai, môn tiếng Pháp, ngoài nóiviết đã có ở năm thứ nhất, có thêm môn đọc hiểunghe hiểu. Môn chung hết môn đất nước họclịch sử đảng, thêm môn triết học ở năm thứ hai. Các môn ngôn ngữ, thể dục vẫn được giữ nguyên.
Các thầy cô giáo dạy tiếng Pháp là cô Đào Thị Thư, thầy Nguyễn Minh Thắng, cô Nguyễn Thị Doanh, cô Nguyễn Thị Phương và một giảng viên người pháp Charrier Jacques.
Năm thứ hai, K16 xen lẫn cả niềm vui và nỗi buồn. Vui vì tháng 4 năm 1984, Công trình Khoa Pháp khánh thành với nhiều phòng học khang trang đẹp đẽ. Các phòng chức năng chuyên biệt để học ngoại ngữ như phòng la-bô, phòng chiếu phim, thư viện… được trang bị có thể nói là tốt nhất lúc bấy giờ. Tất cả hoạt động học tập và giảng dạy của thầy và trò khoa tiếng Pháp được chuyển tới đó trong mấy tháng hè. Buồn vì khoảng cuối năm học, một cơn bão rất to đổ bộ vào miền trung nước ta, gây thiệt hại lớn người và của. Nhà anh Hoàng Văn Thái bị sập và nước biển cuốn đi. Anh phải về giúp gia đình khắc phục hậu quả. Sau khi tạm khắc phục hậu quả cơn bão, anh đã trở lại trường để thi hết năm, rồi anh lại vội trở về quê ngay sau đó không kịp chào, nói với ai. Kết quả thi cuối năm ra sao chúng tôi không được biết. Đến tận bây giờ, cả khoá 16 cũng không ai biết anh đã hết năm thứ hai chưa ? và chuyến về vội vã không trở lại trường năm ấy vì lý do gì?
Năm thứ hai, một người đi, một người lưu ban xuống K17. Số người lên lớp ba là 25.
Anh Hoàng Văn Thái, người Nghệ An là bộ đội đặc công nước về nhập học Khoa Tiếng Pháp, năm học 1981-1982 với K15, năm anh 33 tuổi.
Năm sau, anh học lại cùng với K16. Cuối năm thứ hai (1983-1984) anh về quê giúp gia đình khắc phục hậu quả cơn bão rồi ở quê luôn không trở lại trường. Cả K16 hiện nay không ai biết thông tin về anh. Nếu ai biết, xin vui lòng cho chúng tôi được liên hệ.

Năm học thứ ba (1984-1985)
Khoá 16 vui hân hoan cùng các khoá trên, khoá dưới chính thức vào học tập ở khu giảng đường khoa Pháp mới khánh thành, được tiếp cận với các trang thiết bị mới, hiện đại.
Với 25 người lên từ lớp hai và đón thêm hai người lưu ban từ K15 xuống, tổng số năm thứ ba là 27. Lớp 3A do cô Bùi Thị Hoà chủ nhiệm và lớp 3B do thầy Phan Kế Cường chủ nhiệm.
Các môn học đă thay đổi nhiều, ngoài môn nóiviết có thêm một số môn cơ bản chuyên ngành sư phạm như môn giáo học pháp, giáo dục học, ngữ phápvăn học pháp. Song song với tiếng Pháp, có thêm môn tiếng Anh, ngoại ngữ thứ hai, bắt đầu học từ năm học này. Chuyên gia người Pháp dạy môn văn học pháp là giáo sư Baraffe, lên lớp 2 tiết một tuần.
Năm thứ tư (1985-1986)
Một người lưu ban năm thứ ba, số sinh viên K16 năm thứ tư chỉ còn lại 26. Lớp 4A, thầy Phạm Quang Trường chủ nhiệm. Lớp 4B, cô Nguyễn Thị Hà chủ nhiệm.
Các môn học năm thứ tư là: nói, viết, dịch, văn học (Pháp), lý thuyết tiếng, giáo học pháp, và tiếng Anh.
Đầu tháng 3 năm 1986, K16 được tổ chức thành hai nhóm đi kiến tập giảng dạy tiếng Pháp và công tác chủ nhiệm lớp trong thời gian trọn một tháng. Nhóm lớp 4A thực tập tại Trường Phổ thông cấp III Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhóm lớp 4B thực tập tại Trường Phổ thông cấp III Phú Xuyên, Hà Tây.
Nhóm thực tập sinh cùng giáo viên hướng dẫn tại Trường cấp III Phú Xuyên
 Đây là một hoạt động chuyên ngành, bắt buộc theo chương trình đào tạo của trường, của khoa và là chuyến đi đầu tiên dài ngày sinh hoạt bên ngoài trường nên mọi người ai nấy đều hồ hởi, phấn khởi. Ở đó mọi người làm quen với học sinh, hội đồng nhà trường và môi trường giáo dục phổ thông. Cuối kỳ, tất cả đều đạt kết quả cao, được các giáo viên hướng dẫn nhận xét rất tốt. Khi trở về trường, nhóm nào cũng mang về cùng hành trang đầy ắp những kỷ niệm khó quên nơi kiến tập.
Cuối năm thứ tư, K16 cũng giống như hai khoá trước được Ban chủ nhiệm khoa Pháp và các chuyên gia Pháp tổ chức kỳ thi tuyển chọn sinh viên suất sắc giành học bổng đi Pháp học trọn một năm học sau (năm thứ năm). Chỉ một sinh viên được chọn có kết quả cao nhất cho cả bốn môn nói, viết, nghe hiểu, đọc hiểu tiếng Pháp. K16 năm ấy, Ngô Thị Thời có điểm số cao nhất giành được suất học bổng này.
Năm thứ năm (1986-1987)
Các môn học có thay đổi chút ít so với năm thứ tư là thôi không học môn giáo học pháp, mà thêm môn chủ nghĩa CS khoa học (nói, viết, dịch, văn học, tiếng Anh, lý thuyết tiếng, chủ nghĩa CS khoa học). Lớp 5A do thầy Nguyễn Thiện Tráng chủ nhiệm và lớp 5B do thầy Nguyễn Canh Tân chủ nhiệm.
Khoảng giữa tháng 2 năm 1987, K16 được tổ chức thành ba nhóm đi thực tập giảng dạy ở Trường Phổ thông Chuyên ngoại ngữ (Hà Nội), Trường cấp III Phan Đình Phùng và Trường cấp III Hoàng Diệu (Hà Nội). Trường Phan Đình Phùng học buổi sáng. Trường Hoàng Diệu học buổi chiều. Tên gọi hai trường khác nhau nhưng chung cơ sở vật chất.
Nhóm thực tập trường Hoàng Diệu chụp ảnh lưu niệm với cô giáo hướng dẫn Nguyễn Vân Dung
và biểu diễn văn nghệ
Đợt hoạt động chuyên ngành tại các trường phổ thông lần này khoảng một tháng rưỡi[2], hầu hết sinh viên chứng tỏ có kiến thức vững chắc và rất tự tin trên bục giảng, được giáo viên hướng dẫn và giáo viên chủ nhiệm ở trường sở tại đánh giá cao về năng lực và phẩm chất.
Ngày 25 tháng 4 năm 1987, K16 kết thúc chương trình học trên lớp. 25 thành viên chia tay nhau, chia tay các thầy, cô để về tự ôn thi tốt nghiệp. Riêng Ngô Thị Thời đang theo học tại Pháp. Khoảng tháng tám năm ấy, Thời trở về trường thi riêng một kỳ thi với các môn chuyên ngành sư phạm (giáo học pháp) và chính trị.
K16 chụp ảnh lưu niệm ngày bế giảng tại sân giảng đường Khoa Pháp (25-4-1987)

Kỳ thi tốt nghiệp của K16 được tổ chức trong hai ngày 3-4 tháng 6 năm 1987 với 04 môn thi: 1) Lý thuyết tiếng – 2) Nói – 3) Giáo học pháp – 4) Chính trị.
Về việc thi tốt nghiệp:
- Những sinh viên có điểm trung bình các môn tiếng Pháp từ 8 trở lên sẽ được làm khóa luận. Những ai được làm khóa luận môn giáo học pháp sẽ được miễn thi tốt nghiệp môn giáo học pháp, làm khóa luận môn ngữ pháp, dịch, văn học sử thì được miễn thi tốt nghiệp môn lý thuyết tiếng.
- Từ những năm đầu thập kỷ 80, Đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội phối hợp với bộ môn chính trị của các trường đại học tổ chức cứ hai năm một lần thi Tìm hiểu chính trị cho toàn thể sinh viên các trường đại học. Nếu ai đạt điểm 9 và 10 do hội đồng thành phố, trong đó có các thầy, cô dạy chính trị chấm thì được nhận giấy khen và miễn thi tốt nghiệp môn chính trị năm đó.
Theo quy định đối tượng dự thi tốt nghiệp và các đối tượng được miễn môn thi tốt nghiệp như trên, K16 năm đó có 05 người làm khóa luận, không phải thi tốt nghiệp môn các môn tương đương. Và có 01 người được miễn môn thi chính trị. Kết quả, tất cả 26 thành viên đều tốt nghiệp.
Ngay năm 1987 và cho tới ngày nay, có lẽ ít ai để ý và ít ai có thể lý giải vì sao K16 Khoa Tiếng Pháp lại là khoá có ít sinh viên nhất trong suốt 50 năm qua ?
Danh sách sinh viên K16 Khoa Tiếng Pháp (1982-1987)
Nguyễn Mạnh Cường
Nguyễn Ngọc Dũng
Nguyễn Bạch Dương
Trương Thị Hải Định
Lê Thị Thu
Trần Duyên Hải
Đoàn Bích Hạnh
Lê Bích Hằng
Đinh Thúy Hằng
Bùi Thu Hương
Hoàng Thanh Hương
Trần Quốc Huy
Vũ Phương Lan
Nguyễn Thu Lan
Nguyễn Thị Liễu
Giang Thị Loan
Nguyễn Kim Loan
Bùi Thị
Hà Minh Nguyệt
Đoàn Ngọc Thạch
Nguyễn Minh Thắng
Ngô Thị Thời
Hoàng Thị Thục
Phan Thị Thanh Thủy
Nguyễn Văn Trường
Đặng Mỹ Vân
Nguyễn Thị Hoa*
Nguyễn T. Bích Ngọc*
Hoàng Văn Thái*
Nguyễn Bích Thuận*
Phan Trọng Tuệ*

(* Những người không học đủ 5 năm học)
Các thầy cô đã từng giảng dạy K16 Khoa Tiếng Pháp (1982-1987)
Các thầy cô giảng dạy tiếng Pháp
Thầy Bùi Ngọc Oánh
Cô Phan Diễm Tuyết
Cô Nguyễn Thị Liên
Thầy Nguyễn Khắc Thiệu
Cô Nguyễn Thị Doanh
Cô Đào Thị Thư
Thầy Bùi Văn Từ
Cô Nguyễn Thị Phương
Thầy Nguyễn Minh Thắng
Cô Phan Thị Tình
Thầy Vi Văn Đính
Cô Bùi Thị Hòa
Thầy Phan Kế Cường
Cô Nguyễn Thị Hà
Thầy Trần Thế Hùng
Thầy Phạm Quang Trường
Thầy Nguyễn Thanh Khuê
Thầy Nguyễn Thiện Tráng
Thầy Nguyễn Canh Tân
Cô Nguyễn Vân Dung
Cô Nguyễn Thị Nam Tường
Thầy Nguyễn Lân Trung
Thầy Ngô Đào Dậu
Thầy Bạch Hồng Đắc*

(* Thầy Đắc từ trần còn đang tại chức, khi K16 đang học năm thứ 3 vì bệnh hiểm nghèo)
Các thầy Ban chủ nhiệm khoa 
Ban chủ nhiệm khoa (1982-1983)
Ban chủ nhiệm khoa (1983-1987)
Thầy Trần Mạnh Đạt (Chủ nhiệm)
Thầy Ngô Đào Dậu (Phó CN)
Thầy Ngô Đào Dậu (Chủ nhiệm)
Thầy Trần Thế Hùng (Phó CN)
Thầy Nguyễn Hữu Thọ (Phó CN)
Thầy Nguyễn Văn Bích (Phó CN)
Các thầy cô bộ môn chung
Thầy Hiển (đất nước học)
Thầy Tâm (thầy tự nhận: Giời Tâm)
Thầy Hằng (ngôn ngữ học)
Thầy Lanh (chính trị)
Thầy Giáo (thể dục)
Một vài đặc điểm K16 khoa Pháp

- K16 Khoa Pháp là một khoá đào tạo ít sinh viên nhất kể từ khoá 1 (1962-1966) đến khoá 50 (2008-2012). Năm có nhiều sinh viên nhất là năm học thứ nhất (1982-1983), với 28 sinh viên; năm có ít nhất là năm học thứ năm (1986-1987) chỉ có 26 sinh viên.
- K16 phải tham gia 11 tuần học quân sự trong 5 năm học: mỗi năm học 2 tuần, riêng năm thứ ba phải học 3 tuần vì năm đó Trường Đại học Sư Phạm Ngoại ngữ thành lập thêm Khoa Quân sự. Vì mới thành lập, nên sinh viên K16 phải học và tìm hiểu rất nhiều vũ khí, khí tài như súng trường CKC (tháo lắp thành thạo, bắn trúng bia cố định, di động) ; lựu đạn mỏ vịt, la-bàn và ứng dụng của la-bàn trên bản đồ và trên thực địa; tính toán toạ độ vật chuẩn trong trinh sát; vũ khí chống tăng B40… Đặc biệt có hai lần hành quân bộ ban ngày và đêm trong vòng 10 ki-lô-mét cả đi và về.
- K16 phải tham gia 10 tuần lao động công ích đào các hồ Nghĩa Tân, hồ Ngọc Khánh, hồ Thành Công. Các tuần lao động thường được tổ chức vào đầu năm học, hoặc đầu học kỳ II.
Một số sự kiện chính trị, xã hội có ảnh hưởng đến đời sống
và học tập của K16 Khoa Tiếng Pháp
- Ngày 14 tháng 9 năm 1985, Nhà nước thực hiện đổi tiền ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỷ lệ 10 đồng tiền cũ ăn 1 đồng tiền mới phục vụ cuộc cách mạng về giá – lương – tiền.
Sau lần đổi tiền, tuy đồng tiền có giá trị hơn nhưng số đồng tiền quy định cho mỗi người bị thu hẹp. Giá trị đồng tiền mới cũng không giữ được lâu. Hàng hoá, sản phẩm tiêu dùng và nhu cầu thiết yếu hàng ngày ngày một lên giá, dẫn đến mức ăn và thực phẩm bị hạn chế rất nhiều. Sinh viên nội trú đã có thời gian dài chỉ ăn cơm trắng với rau cải xong và muối vừng. Sinh viên thời bao cấp, ai cũng nhớ câu thành ngữ "Cơm sinh viên với nước chấm đại dương, nước canh toàn quốc".
- Từ ngày 15-18 tháng 12 năm 1986, Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng là Đại hội đề ra chủ trương Đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế) được đặt trong tổng thể Đổi mới toàn diện và đồng bộ kinh tế - xã hội.
Sau Đại hội, tất cả sinh viên các trường nói chung và sinh viên tốt nghiệp hai khoá K15 và K16 Khoa Pháp nói riêng phải chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Sự ảnh hưởng nổi bật và khó khăn nhất là không còn chế độ phân công công tác sau khi tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp phải tự đi tìm việc trong hoàn cảnh các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp phải tự hạch toán lương tiền cho cán bộ, nhân viên. Hình thức làm việc theo hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, hoặc không kỳ hạn thay vì biên chế chính thức được phổ biến trong các cơ quan, công sở, nhà máy, xí nghiệp bắt đầu từ đây.
Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp năm 1987, ngay năm học 1987-1988, K16 đã có ít nhất 05 người được nhận về các trường phổ thông thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình và Hà Nội.
Đến nay, cả khoá có 10 người tham gia công tác giảng dạy tại các trường phổ thông. Số còn lại chuyển công tác sang các lĩnh vực thuộc nhiều bộ khác nhau trên cả nước.
Hè 2012 - 25 năm sau ghi lại
NVT - K16 Khoa Pháp



[1]    B4 là một trong 4 toà nhà được xây dựng trong những năm 1960, sát ranh giới giữa trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ và Đại học Sư phạm I. Lúc bấy giờ nhìn vào B4, mọi người dễ dàng nhận thấy đó là một trong 4 toà nhà của Đại học Sư phạm I. Có lẽ khi Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ được thành lập thì B4 là của "hồi môn" của Trường Đại học Sư phạm I ?
[2]  Theo chương trình, thời gian thực tập là 2 tháng.