samedi 19 novembre 2011

NHỮNG TẤM ẢNH ĐI VÀO LỊCH SỬ (tiếp theo 3)

Trong những năm của thập niên tám mươi, hầu hết ảnh được chụp là ảnh đen-trắng, nước ảnh đục mờ mà các bạn đã từng được ngắm nghía đến mê người ở những trang trước. Còn hôm nay, sau gần 30 năm, các bạn bắt gặp lại một tấm ảnh màu xuất hiện lẫn trong tập hợp ảnh đen – trắng ấy thì chắc các bạn cũng giống tôi không khỏi tò mò tự hỏi: Đó là tác phẩm của “nhiếp ảnh gia” nào ? và chup  bao giờ ?

Những người được cho là "Tay chơi" mới dám chụp ảnh màu thời đó
và thời đó ảnh màu cũng là "hiện tượng lạ"
Với hiện tượng lạ này tôi đã bắt đầu phân tích:
- Thời gian tấm ảnh, bắt đầu từ nội dung bài học được trình bày ở tấm bảng đen (phía sau mọi người trong tấm ảnh) là Comparaison de deux systèmes d’enseignement: au Vietnam et en Frnace. Phần học này thuộc Dossier V – 2. Informations bài “Le système éducatif de France” trong giáo trình Intercodes 2 – Livre d'Exercices (tr.46). Tôi còn nhớ, năm đó là năm thứ hai (1983-1984), sau bài giảng trên lớp, bài tập cô ra bắt buộc là bất cứ ai cũng phải vẽ được hai hệ thống giáo dục ở Việt Nam và ở Pháp, và trình bày sự khác biệt giữa hai hệ thống giảng dạy ở hai nước.
- Về tác giả, năm thứ hai, K16 bắt đầu học chuyên gia người Pháp. Đó là đôi vợ chồng trẻ người Pháp (tôi không nhớ tên, nhưng không phải vợ chồng G.s Baraff et Claudine). Chuyên gia Pháp có chức năng dạy nói, chỉnh phát âm và dạy bổ trợ các kiến thức xã hội pháp. Trong ảnh chúng ta thấy có mặt cô Phương và các bạn lớp A mà ảnh được chụp tại bục giảng của lớp thì không còn nghi ngờ gì nữa đó là "tác phẩm" của vị chuyên gia người Pháp dạy lớp A ngay sau giờ học. Lúc bấy giờ người Việt ở Hà Nội cũng đã có ảnh màu, nhưng còn ít lắm. Người Pháp có phim và máy ảnh màu phổ thông sớm hơn chúng ta là chuyện bình thường và dễ hiểu.
Như vậy Bancu-truongxua có thể đưa ra thời gian ảnh được chụp khoảng đầu năm 1984 (vì bài học ở chương V – Intercodes2). Tác giả là của chuyên gia người Pháp dạy lớp A, năm thứ hai.
Nếu bạn nào biết rõ hơn về thời gian và tên tác giả của tấm ảnh màu này xin cho biết thêm.
Bên cạnh tấm ảnh màu lạ nêu ở trên là những tấm ảnh khác trông quen quen nhưng có những điểm khác biệt, có thể tác giả, hoặc một số nhân vật trong ảnh đã cố ý đổi chỗ để "được gần ai đó" có thêm nhiều kỷ niệm riêng.
25-4-1987, ảnh chụp kỷ niệm ngày chia tay bế giảng K16

Như đang trình diễn bài "Năm anh em trên một chiếc xe tăng" ấy nhỉ

25-4-1987 mấy anh chị có vẻ bịn rịn, lưu luyến nhau thế !

25-4-1987, nhóm nội trú chụp ảnh lưu niệm
tại cầu thang giảng đường khoa Pháp
Dũng và Trường dạo chơi phố phường Hà Nội cùng người bạn Pháp
ảnh chụp cuối năm 1991

Hai tấm ảnh của Khoa Pháp tổ chức đi rừng Cúc Phương có rất nhiều khoá cùng đi với nhau. Các bạn K16 cố gắng nhận ra mình nhé.
Cổng vào rừng nguyên sinh Cúc Phương

Khoa Pháp dưới tán cây Chò ngàn năm
trong khu rừng nguyên sinh Cúc Phương

Một số ảnh K16 và K17 đia Chùa Dâu sau khi ra trường


Bancu - truongxua

vendredi 18 novembre 2011

NHỮNG TẤM ẢNH ĐI VÀO LỊCH SỬ (tiếp theo 2)

NHỮNG TẤM ẢNH ĐI VÀO LỊCH SỬ (tiếp theo 1)
NHỮNG TẤM ẢNH ĐI VÀO LỊCH SỬ

Một sê-ri ảnh mà Nguyễn Văn Trường lưu giữ và cho đăng lần này là những tấm ảnh của đợt kiến tập tại Trường THPT Phú Xuyên (năm thứ tư, ảnh ghi mặt sau ngày 15 tháng 3 năm 1986) và một số ảnh khác chụp chung hai nhóm tiếng Pháp do cô Vân Dung và tiếng Anh do cô Hoa hướng dẫn thực tập tại Trường THPT Hoàng Diệu (năm thứ năm, tháng 3 năm 1987).

Nhóm thực tập sinh Phú Xuyên (15-3-1986)

Nhóm thực tập sinh Phú Xuyên với thầy Lanh, dạy văn chủ nhiệm lớp (15-3-1986)

Nhóm thực tập sinh Phú Xuyên với lớp 8H (15-3-1986)

Cô Vân Dung thứ hai (từ trái sang) với nhóm thực tập Trường Hoàng Diệu

Nhóm thực tập Pháp và Anh chụp chung
Cô Vân Dung thứ hai (từ trái sang)
Cô Hoa (ngoài cùng bên phải)
Giờ đây tuy không làm công tác giảng dạy nhưng trong tôi vẫn còn bao kỷ niệm về những buổi đầu tiên chập chững học nghề làm thầy - cái nghề mà tôi đã từng ước mơ.
Một số ảnh dưới đây sẽ cho chúng ta biết phần nào cảnh sinh hoạt rất thực và sống động của các bạn sinh viên nội trú. Với những chiếc giường rất "đặc trưng nội trú" của thời bao cấp, một hình thức tổ chức sinh nhật rất phổ biến lúc bầy giờ. Vì khoa Pháp có ít sinh viên nên các bạn khoá trước ở cùng phòng với khoá sau, sinh nhật một người thì không khí vui vẻ và sôi động như sinh nhật của cả phòng.

K16 đứng, K17 ngồi

Phòng sinh viên thời bao cấp

K16-K17 chung vui sinh nhật tại phòng sinh viên

Tinh thần của lễ sinh nhật vui vẻ và vô tư

Các bạn trai trường khác đến dự

Đâu cứ phải quà cáp cao sang

Một bạn trai ngoại trú cũng "gậm nhấm" ra phết

Hai bạn thân cùng lớp

Thực sự đó là những tấm ảnh tư liệu quý giá, đánh dấu một thời sinh viên khốn khó nhưng rất vui, vô tư và hồn nhiên. Nếu ai đó có ý tưởng mở cuộc triển lãm ảnh sinh viên nội trú, giống như cuộc triển lãm ảnh "Thời bao cấp" ở Bảo tàng Dân tộc học thì đây là một Collection đại diện của K16 chúng tôi.

Bancu-truongxua
NVT

mardi 15 novembre 2011

Dự tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước ở điện Elysée

Nếu bạn đã từng được mời dự tiệc chiêu đãi cấp Nhà nước Pháp ở Paris chỉ một lần, hoặc vài ba lần đi nữa thì chắc chắn bạn mới chỉ được biết sự tráng lệ, nguy nga và lộng lẫy ngay chính nơi diễn ra buổi tiệc hôm đó. Tôi tin chắc rằng bạn không thể biết có bao nhiêu bộ phận phải chuẩn bị và chuẩn bị như thế nào để đón bạn ngay từ cổng Điện Elysée, nơi bạn được mời.

Sân điện Elysée
Nếu lần sau bạn được Tổng thống Pháp mời, hay thành viên Chính phủ mời bạn theo nghi lễ cấp Nhà nước thì bạn hãy tìm hiểu trước để khỏi bỡ ngỡ nhé. Hãy click vào đây để theo tôi, tôi dẫn bạn và gới thiệu với bạn !

NVT